Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Posted by Unknown |


Tư vấn sức khỏe - Ðộng kinh (ÐK) là một bệnh mạn tính, biểu hiện bởi sự tái diễn các cơn co giật, dị cảm trong nhiều năm trên cùng một cá thể, các cơn xảy ra bất kỳ không biết trước.




Tư vấn sức khỏe - Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong (khi xuất hiện cơn động kinh) do ngã vào lửa, nước, chấn thương sọ não hoặc dẫn đến sa sút trí tuệ và thay đổi nhân cách. Ngược lại, nếu được chẩn đoán, điều trị đúng thì có thể chữa khỏi bệnh hoặc khống chế được cơn, đưa bệnh nhân hòa nhập cộng đồng.



Bệnh động kinh và những điều cần biết
Tư vấn sức khỏe - Bệnh động kinh và những điều cần biết


>> RƯỢU THUỐC CÓ THỂ TĂNG SỨC KHỎE TÌNH DỤC

Thế nào là cơn động kinh?

Cơn động kinh trên lâm sàng có thể biểu hiện bằng cơn co giật chân tay hoặc cảm giác tê bì, kiến bò hay nhìn thấy các cảnh tượng lạ hoặc ngửi thấy mùi bất thường như mùi khét đôi khi có thể gặp cơn loạn thần. Trong cơn ĐK, bệnh nhân có thể mất ý thức hoặc không. Các biểu hiện này liên quan đến phóng lực kịch phát, quá mức và đồng thời của các nơron trên vỏ não. Cơn động kinh thường ngắn từ vài giây đến vài phút và xuất hiện đột ngột. Cơn động kinh chỉ là một tai biến hay triệu chứng của một rối loạn chức năng não tạm thời, thoảng qua, vào một thời điểm này hoặc thời điểm khác trong cuộc đời. Một cơn động kinh duy nhất hoặc có lặp lại nhưng trong bối cảnh một bệnh cấp tính thì không được coi là bệnh động kinh (sốt cao co giật, sản giật, hạ đường máu, cơn động kinh trong viêm não hoặc tăng urê huyết...).

Phân loại động kinh như thế nào?

Tư vấn sức khỏe - Theo nguyên nhân gây bệnh, động kinh được chia làm hai loại, gồm động kinh không rõ nguyên nhân (không có tổn thương ở não, thường bắt đầu ở tuổi thơ ấu hoặc thiếu niên, chủ yếu do yếu tố di truyền) và động kinh triệu chứng (gây ra bởi những tổn thương não tiến triển hoặc di chứng).
Theo biểu hiện lâm sàng, chia thành cơn động kinh cục bộ (cơn động kinh cục bộ đơn giản với các triệu chứng vận động hoặc với các triệu chứng cảm giác, giác quan, với các triệu chứng thực vật hay với các triệu chứng tâm thần; cơn động kinh cục bộ phức hợp khởi đầu bằng cơn cục bộ đơn giản sau đó rối loạn ý thức hoặc/và các động tác tự động hoặc rối loạn ý thức ngay từ đầu cơn, có thể có hoặc không kèm theo các động tác tự động; cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát; cơn ĐK toàn bộ (gồm cơn vắng ý thức, cơn giật cơ; cơn co giật; cơn trương lực; cơn mất trương lực, cơn co cứng - co giật trước đây gọi là động kinh cơn lớn); cơn không phân loại.

Nguyên nhân chính của cơn động kinh

Chuyển hoá: Do hạ đường máu; Hạ calci máu/tăng calci máu/hạ natri máu/tăng natri máu; Suy thận tiến triển/ suy gan tiến triển. Những cơn động kinh có nguồn gốc chuyển hóa thường là những cơn lớn thuộc loại co cứng - co giật.
Ngộ độc: Nghiện rượu là nguyên nhân hay gặp của cơn động kinh, uống quá nhiều rượu thuận lợi cho sự xuất hiện những cơn động kinh ở những người bệnh động kinh; Cơn động kinh khi ngưng rượu (cai rượu) là những cơn động kinh toàn bộ thuộc thể co cứng- co giật ở những người nghiện rượu mạn tính, xuất hiện vài giờ đến ba ngày sau ngừng uống rượu; Do quá liều thuốc (thuốc chống trầm cảm  ba vòng, thuốc an thần kinh... Ngừng thuốc đột ngột benzodiazepine (seduxen, diazepam), barbituric (gardenal); Ngộ độc khí CO; Những chất làm tê mê như cocaine.
Nhiễm trùng: Viêm màng não; Áp xe não.

Mạch máu: Tai biến mạch não (Nhồi máu não/Chảy máu não/Viêm tắc tĩnh mạch não/Chảy máu màng não); Dị dạng mạch não chưa vỡ (thông động tĩnh mạch hoặc u hang mạch); Bệnh não cấp do tăng huyết áp; Đợt viêm mạch não...

Chấn thương: Chấn thương sọ não nặng (những cơn động kinh sớm và/hoặc cơn động kinh muộn di chứng sau chấn thương, thường trong vòng 3 năm đầu); Máu tụ mạn tính dưới màng cứng đôi khi được phát hiện bởi cơn động kinh.
Khối u: Chiếm khoảng 10% động kinh ở người lớn tuổi, thường là ở bán cầu như u tế bào hình sao, u màng não, u tế bào thần kinh đệm ít nhánh, u nguyên bào đệm, u di căn.

Ngoài ra còn những cơn động kinh không rõ nguyên nhân.

Tư vấn sức khỏe  - Nguyên nhân của động kinh còn có thể gặp trong các trường hợp xơ cứng hệ viền và loạn sản phôi của vỏ não; Hội chứng thần kinh da; Bệnh Creuzfeldt- Jakob...

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định cơn động kinh dựa vào chứng kiến cơn của thầy thuốc hoặc dựa vào sự mô tả cơn của người nhà hay nhân chứng xung quanh bệnh nhân.
Cần chẩn đoán phân biệt cơn ĐK với các bệnh lý khác:
- Cơn hysteria: là bệnh loạn thần kinh chức năng do căn nguyên tâm lý, cơn thường xuất hiện chỗ đông người, không có tính chất định hình, động tác hỗn độn khác với trong cơn giật. Trong cơn mắt nhắm chặt có khi chớp nhanh, lấy bông quẹt vào giác mạc bệnh nhân phản ứng nhắm mắt lại. Thời gian lên cơn dài có khi nhiều giờ.
- Cơn ngất: Mất ý thức ngắn, trước đó BN có triệu chứng tái mặt, buồn nôn, vã mồ hôi. Một số trường hợp bệnh nhân không mất ý thức (thỉu). Ngất do ngừng tim tạm thời hoặc do hạ huyết áp đột ngột. Đôi khi ngất kèm theo co giật còn gọi là ngất - co giật.
- Cơn loạn nhịp tim chậm: cơn kéo dài có thể dẫn đến mất ý thức, giật, tím tái, mất phản xạ đồng tử và có dấu hiệu Babinski. Di chứng thần kinh tùy thuộc tổn thương não do thiếu máu.
- Cơn migraine (cơn migraine phối hợp rối loạn vận động và cảm giác nửa người).
- Hạ đường máu: có thể gây nên mất ý thức thực sự, đôi khi giống như cơn động kinh nhưng hoàn cảnh xuất hiện bệnh rất đặc biệt và trước đó BN có cảm giác đói, bủn rủn, vã mồ hôi, tái mặt. Hạ đường máu hay gặp trên BN điều trị insulin quá liều.

- Thiếu máu não cục bộ thoảng qua: xảy ra đột ngột liệt nửa người hoặc thất ngôn hoặc mất thị lực một mắt, khỏi trong ít phút đến 24 giờ, thời gian tồn tại liệt thường kéo dài và ít khi rối loạn ý thức lúc khởi đầu. 

Suckhoe68.com theo: Sức khỏe đời sống


Tin liên quan:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét